1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Chuyên đề 1 - Bài 10: Công tác đắp đất, tạo mặt bằng thi công

Thảo luận trong 'Các chuyên đề' bắt đầu bởi tannhuongktxd, 09/12/13.

  1. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    - Sau khi đã hoàn thiện phần đổ bê tông móng và đà kiềng, công việc đắpt đất trả lại mặt bằng để thi công xây dựng công trình.
    - Khi đắp các bạn cần chú ý đến cao độ mặt đất tự nhiên và cao độ san nền, nếu chênh cao giữa 2 cao trình này thì phải đắp tiếp để đạt được cote thiết kế.
    - Để đảm bảo độ chặt thì sau khi đấp đất, chỉ sử dụng các loại đầm thủ công để đảm bảo độ chặt yêu cầu, không được dùng máy lu (Vì có khả năng làm gãy đà kiềng..).
    Chỉnh sửa cuối: 10/12/13
  2. ngọc ân
    Offline

    ngọc ân Member

    Tham gia:
    07/03/12
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    56
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Thành phố Hồ Chí Minh
    Cho e hỏi là: công tác đắp đất trong bài 10 này khác so với công tác đắp đất trong bài 3 như thế nào ạ? Mình phải tính riêng 2 công tác ạ?
    tannhuongktxd thích bài này.
  3. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Đối với công tác này, bạn tính đắp đến cao độ san nền luôn nhé. Nghĩa là tính phần đắp thêm thôi.
    - Đắp đất tại công tác số 3: Trong phân tích vật tư hao phí cho công việc, bạn không sử dụng vật liệu.
    - Đắp đất tại công tác 10: Bạn phải sử dụng đất đắp (có thể sử dụng công việc đắp cát nền móng công trình).
    p/s: Cảm ơn bạn Ngọc Ân, thiếu sót nhỏ nhỏ. Đã chỉnh sửa lại tại bài viết trên
  4. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Như trình bày của Tấn Nhượng khá rõ. Tôi bổ sung thêm vấn đề này hơn cho các bạn rõ hơn, như sau:
    - Khi đắp & tính toán khối lượng thực tế đắp thì các bạn cần chú ý đến cao độ mặt đất tự nhiên sau khi bóc lớp đất không đạt yêu cầu (Lớp mùn, lớp tự nhiên có tạp, không đạt yêu cầu thiết kế) và cao độ Nền hoàn thiện (Xem trong thiết kế), lưu ý đến độ đầm chặt.
    *Diễn giải vấn đề này như sau:
    Quy trình triển khai thi công như sau:
    1. San nền;
    2. BT lót Đá 4x6;
    3. Bê tông nền (Ba gồm cốt thép);
    5. Lớp vữa lót gạch nền (hoặc đá);

    => Hồ sơ thiết kế trên mặt bằng chỉ thể hiện Cote hoàn thiện. VD Bản vẽ ghi: Cote trệt +0.250; thì đây là Cote mặt nền gạch (Hoặc Lát Đá);
    => Như vậy khi tính toán cote san nền thì các bạn phải trừ đoạn Lớp BT đá 4x6; Bê tông, lớp vữa lát nền và độ dày gạch. Thông thường BT đá 4x6 dày 10cm; Bên tông nền 10cm; lớp vữa lót 3cm (Nếu không có công tác vữa mặt nền, nếu có vữa tạo phằng nền thì vữa lót gạch còn 1cm); lớp gạch/ đá từ 1-> 2 cm;
    *Tại công trình, trước khi thi công mấy anh kỹ thuật nhà thầu phải tính toán được thông số này để san đất, bổ sung đất và đầm cho đúng. Nếu không tính được thì Cote san nền trệt có nguy cơ cao hơn hoặc thấp hơn cote thiết kế => Giám sát sẽ bắt đập đi & làm lại.
    *Thường chúng ta nghĩ: Chênh lệch 3-5 cm thì ăn thua gì. Nhưng trong thi công, sai số cho phép rất nhỏ. Nếu làm không đúng thì đây là cơ hội cho mấy anh em giám sát kiếm chút ít.
    Chúc thành công!
    Chỉnh sửa cuối: 11/12/13
  5. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Chào tất cả!
    Về phần này, tôi kể thêm một chuyện trong thi công : Khi triển khai Dự án Nhà máy Công nghiệp (01 xưởng 20.00m2;.....), có phần công tác nền mặt, được nâng nền mặt bằng đá dăm (Đá mi), nâng 5cm trên nền Xưởng cũ.
    Anh Chỉ huy trưởng phối hợp cùng giám sát tính khối lượng đá cần đổ. Sau khi nghiên cứu một hồi, Anh Chỉ Huy Trưởng tính khối lượng tương ứng nâng 7cm chưa lu; Anh Giám sát tính ra chỉ cần 5,7 đến 6 là cùng (Theo PP đổ thiếu, còn bao nhiêu bù thêm). Không nghe lời khuyên của GS. Anh CHT gọi điện về báo Cty đổ đá với Khối lương tính toán.
    - Sau khi đổ xong thì Lu đến cả mấy chục lượt cũng chưa thể đạt được Cote thiết kế, do chủ quan không tính toán kỹ đến độ đầm chặt của Đá nên dẫn đến cote cao hơn. Lúc này GS mới làm căng (Do không nghe lời khuyên) yêu cầu cày lên làm lại.
    - Việc đổ đá, lu lèn thì dễ. Mà khi lu rồi đục lên mới thấy đăm đuối. Nhà thầu sặc máu luôn, sau công tác đó anh CHT cũng lên đường tìm cty khác.
    => Qua đó ta thấy, công việc tính toán Cote sàn nền rất quan trọng, và cần tính toán kỹ các thông số đầm lèn để đạt được yêu cầu thiết kế & khối lượng vật liệu san ở mức tiết kiệm nhất. Tránh tình trạng như trên.
    Chỉnh sửa cuối: 11/12/13
  6. hung11ckt
    Offline

    hung11ckt Active Member

    Tham gia:
    06/10/13
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    các anh đưa ví dụ hữu ích wa
  7. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Hihi. Kinh nghiệm bạn thanh.bm chia sẽ quý giá quá.
    Qua ví dụ này, mình thấy công việc khảo sát thiết kế quan trọng như thế nào. Sai một tí là cả khối ông bị ảnh hưởng.
  8. votruongan
    Offline

    votruongan New Member

    Tham gia:
    30/08/13
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    cho em hoi cac anh: Em cài phần mềm dự toán bắc nam mà không được vậy em dùng phần mềm khác tính được không?
  9. ADMIN
    Offline

    ADMIN Administrator

    Tham gia:
    15/06/13
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    314
    Điểm thành tích:
    63
    Cứ theo quy định mà thực hiện.
    Còn về phần mềm, theo số liệu đã có hàng nghìn bạn cài đặt và sử dụng bình thường. Do đó, vướng mắc chủ động email hoặc alo về Công ty Bắc Nam để các Anh chị kỹ thuật hỗ trợ.
  10. thatle.ktxd
    Offline

    thatle.ktxd New Member

    Tham gia:
    29/04/10
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Chú ý trong công tác lát, ốp gạch thì xem cho thật kỹ nếu không khi bóc dự toàn thì bên kiểm toán hay cắt khoản này. Vỉ định mức lát gạch thì đã có vữa của láng nền 2-3cm rồi, cỏn định mức ốp thì cũng đã có lượng vữa bằng lượng vữa trát (cái này chú ý rằng trong hồ sơ thiết kế có ghi là trát xong rồi ốp hay ốp gạch mà tính cho chính khác). Tuy nhỏ vậy thôi nhưng diện tích lớn thì cũng cắt cho nhà thầu một khối tiền.
    thanh.bm and tannhuongktxd like this.

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 189 (Thành viên: 0, Khách: 171, Robots: 18)