1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Chuyên đề 01 - Bài 4: Công tác bê tông móng

Thảo luận trong 'Các chuyên đề' bắt đầu bởi tannhuongktxd, 15/11/13.

  1. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Hướng dẫn chung:
    - Để làm tốt phần này các bạn nên tham khảo chương VI (định mức 1776): Công tác bê tông tại chỗ
    - Theo đúng trình tự thi công thì chúng ta phải làm như sau:
    + Đỗ bê tông lót
    + Làm ván khuôn móng phần đế (bao gồm cả cốt thép)
    + Đổ bê tông móng phần đế
    + Làm ván khuôn cổ móng (bao gồm cả cốt thép)
    + Đổ bê tông cổ móng
    Tuy nhiên, để chuyên sâu từng thành phần thì mình gộp tất cả các công việc liên quan đến công tác bê tông phần móng vào tính trước, phần ván khuôn và cốt thép mình sẽ đưa vào các chuyên đề sau.
    Các phần việc cần làm:
    - Bê tông lót móng
    - Bê tông thân móng
    - Bê tông cỗ móng
    Hướng dẫn từng phần việc:
    - Bê tông lót:
    Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, xác định được loại cấp phối vữa cần đổ (mác bê tông, loại đá), dựa vào bản vẽ ta tính được kích thước của từng loại móng, chiều dày của lớp bê tông lót => Dùng PM tra cứu mã hiệu đơn giá.
    + Bê tông thân móng: Căn cứ vào thuyết minh bản vẽ => Ta có được các thông số về cấp phối vữa cần đổ bê tông, dựa vào kích thước từng loại móng để tính thể tích của từng loại móng.
    - Tuỳ theo kích thước hình học của từng loại móng mà ta có thể chia thành từng phần để tính. (Phần đế, phần vát)
    - Phần này các bạn cần nắm lại các công thức về thể tích của các hình (hình hộp chữ nhật, hình chóp cụt)
    => Dùng phần mềm dự toán tra mã hiệu công việc theo các tiêu chí (mác vữa, loại đá...).
    + Bê tông cổ móng:
    - Căn cứ vào bản vẽ thiết kế => Tính được thể tích của cổ móng. (Thể tích hình hộp chữ nhật).
    - Phần này các bạn không nên sử dụng công việc bê tông móng mà nên tách thành bê tông cột (trong đó, chiều cao cột <=4m).
    Lưu ý:
    -
    Để việc quản lý và theo dõi khối lượng dễ dàng hơn, các cấu kiện có cùng chung kích thước hình học, bạn nên phân thành nhóm.
    - Chia thành từng phần nhỏ để tính cho dễ (Ví dụ: Phần đế móng (M1,M2,M3,...), Phần vát móng (M1,M2,M3), Phần cổ móng (M1,M2,M3..). Vì sau này khi tính đến ván khuôn các bạn sẽ tận dụng kết quả này lại rất nhanh.
    Chỉnh sửa cuối: 15/11/13
  2. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Phần bê tông thân móng: Các bạn nên chia thành 2 phần để dễ tính nhé.
    + Phần đế móng:
    V đế móng = Số lượng móng * V từng đế móng
    V đế từng móng = Chiều dài móng * Chiều rộng móng * Chiều cao đế móng.
    + Phần vát móng:
    V vát = h/6*(a1*b1+a2*b2+(a1+a2)*(b1+b2))
    h: Chiều cao vát móng
    a1,b1: Chiều dài và chiều rộng của phần đế trên
    a2,b2: Chiều dài và chiều rộng của phần đế dưới.
    Theo bản vẽ sẽ được tính cụ thể như sau:
    Móng M1:
    Nếu nhìn mặt bằng ta sẽ thấy:
    Dài đế dưới: 2,8 m
    Rộng đế dưới: 1,5 m
    Dài tường trên: 2,8m
    Rộng tường trên: 0,3m.
    Trong mặt bằng, họ cắt 2 mặt cắt A-A và 1-1.
    [​IMG]
    1-1: Cắt theo chiều dọc của móng, dọc tường móng ta sẽ thấy:
    - Chiều cao của tường móng: 0,6m
    - Mặt cắt của cổ móng: Bề rộng và chiều cao cổ móng.

    [​IMG]
    A-A: Cắt theo chiều ngang của móng:
    - Chiều cao của lớp đế móng: 0,2m
    - Chiều cao của lớp vát móng: 0,2m
    [​IMG]

    Còn tiếp....
    Chỉnh sửa cuối: 18/11/13
  3. estimator
    Offline

    estimator Member

    Tham gia:
    10/05/10
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Tính trên bản vẽ lý thuyết là vậy. Nếu tính dự toán theo biện pháp thi công thì tính thêm công tác đầm đất đáy móng, không biết có phải vậy không?
  4. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Về lý thuyết, mình không tính công tác đầm đất đáy móng. Tuy nhiên, do điều kiện địa chất tại khu vực công trình nên có thể làm gia cố phía dưới đáy móng để tránh lún sụt. Có chỗ, người ta đóng cừ tràm, cọc gỗ gia cố đáy móng. Tùy theo kết cấu của công trình, nếu móng hoành tráng thì có thể làm móng cọc. Khi đó, người làm dự toán sẽ tính thêm các công việc này trước khi đỗ bê tông lót móng.
  5. Trần Văn Phát
    Offline

    Trần Văn Phát New Member

    Tham gia:
    03/09/13
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    3
    Nơi ở:
    trảng bàng, tây tinh
    mọi người cho e hỏi. tính bê móng phần giác móng của các móng dưới đây thì có công thức cụ thể không hay mình chỉ tính ước lượng gần đúng thôi, nếu ai biết thì cho em xin cách tính của phần giác móng này, em cảm ơn.

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 204 (Thành viên: 0, Khách: 189, Robots: 15)