1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Chủ nợ và con nợ

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm nghề nghiệp' bắt đầu bởi vantiep, 16/09/10.

Mods: thuytv
  1. vantiep
    Offline

    vantiep Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia:
    21/06/09
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    183
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Chúng ta là những...con bò !

    Chủ nợ và con nợ

    Trong "tình thương mến thương" người muốn vay tìm cách lấy lòng kẻ có tiền...để vay nợ... Bằng "lòng nhân ái giữa con người và con người" người có tiền giúp đỡ kẻ đi vay...trở thành con nợ... Tất cả khởi đầu bằng nụ cười và sau đó chẳng biết từ lúc nào chủ nợ và con nợ đứng trên hai chiến tuyến đối nghịch "Kẻ bóc lột và người bị bóc lột".


    Dĩ nhiên, trước khi vay, người đi vay tính toán sao để trả được nợ vay cả gốc lẫn lãi vì luôn có những hợp đồng khống chế kèm theo. Cũng từ những cam kết này, người chủ nợ tính toán sao để trong khả năng, con nợ có thể trả đầy đủ vốn vay và lãi vay trong khoảng thời gian quy định.

    Chúng ta nhìn rộng hơn, nhìn sang phạm trù "nợ Quốc Gia". Do nóng lòng muốn phát triển, do không có khả năng quản lý và sinh lợi trên các khoản nợ, do yếu kém trong hạch toán các điều kiện vay và...do vấn nạn tham nhũng (giấc mơ khi nghĩ đến tiền) mà không ít các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế nóng lòng cầu xin chính phủ giúp đỡ vay nợ (thực chất là chính phủ bảo lãnh và cũng "cài" chính phủ biến thành con nợ).

    Chính phủ là đầy tớ của nhân dân...nợ công ai chịu...ông bà chủ là nhân dân gánh chịu. Chỉ có một tình huống duy nhất có lợi cho con nợ so với chủ nợ là khi con nợ vay chính đồng tiền bản địa, tiền của mình quản lý, làm ra (nói rõ hơn là in được) khi ấy mình có thể sẽ chỉ chủ động trả cho chủ nợ khi mình làm ăn có lãi, tăng trưởng kinh tế rõ ràng, nghĩa là chủ nợ không thể dám đòi nợ (khi đến hạn) mà nước mình đang chậm tăng trưởng, làm ăn không có lãi và nữa là con nợ còn chủ động áp lực giảm giá đồng tiền (in thêm) để trả nợ (Mỹ và Trung quốc).

    Trong một phạm vi nào đó, có thể tất cả các khoản lãi cộng lại cùng với vốn gốc(khi phải buộc trả nợ) ít giá trị hơn số tài sản đã được vay.

    Khi bất kỳ một nước nào trên thế giới (ngoài Mỹ) đi vay, thường thông qua ngân hàng thế giới IMF hoặc những ngân hàng dự trữ và cho vay bằng đồng đô. Nếu nước vay nợ không giữ được tăng trưởng kinh tế và khống chế hiệu quả lạm phát thì số tiền phải trả sẽ tăng theo tỷ giá hối đoái...mà thường thì tăng trưởng kinh tế luôn kèm theo lạm phát, càng tăng trưởng nóng càng kéo theo cơn lốc lạm phát làm suy thoái nền kinh tế và tài chính.

    Tựa như những con nghiện ma túy, con nghiện phải tăng dần cơ số thuốc gây nghiện mới giúp "đủ đô" để tồn tại. Các nước lỡ vướng vào vòng xoáy nợ nần cũng phải càng ngày càng vay thêm nhiều hơn nữa để giải quyết các tình huống ...đã gây nợ và cứ thế, Hy Lạp là một trường hợp điển hình làm cho cả Châu Âu chịu hệ luy của đe doạ sụp đổ đồng tiền.

    Nhìn sang các nước đã từng là con nợ bởi mơ ước tăng trưởng kinh tế, bởi lòng yêu nước (như sự hô hào quảng bá) hay bởi gì đi nữa thì tiến trình của nợ vay cũng không thay đổi. Lấy Me-hi-cô là một trường hợp: Giả sử anh vay 1000 đô la với lãi suất 10%/năm và số tiền lãi và vốn gốc phải thanh toán trong vòng 20 năm thì đến năm thứ 8 nếu anh làm ăn không có lãi thì số tiền mà anh đã vay 1000 này chỉ vừa đủ để trả lãi cho 7 năm trước đó (lãi mỗi năm cũng đẻ lãi).

    Nếu anh vẫn không có lãi để trả nợ vay, anh sẽ lại phải vay thêm 1000 nữa để trả các khoản lãi phát sinh bởi tiền anh đã vay. Điều này lý giải vì sao nợ nước ngoài của các nước đi vay lại tăng nhanh như thế. Me-hi-co đã vay nước ngoài 6 tỉ đô và những năm sau kể cả lãi đẻ lãi đã sinh ra số nợ 55 tỷ đô. Để trả được nợ đến hạn, nước này sau đó đã phải vay mỗi năm 9 tỷ để đủ trả nợ. Tính từ năm 1980 khi Mehico có món nợ quốc gia là 105 tỷ thì các bạn thử tính xem việc vay hàng năm thêm 9 tỷ chẳng thấm vào đâu cả.

    Nguyên nhân nợ và khoản nợ vay đôi khi phát xuất từ những lý do đơn giản, vì lòng "yêu nước thương dân" hay vì những lý do khác, nó dẫn đến gánh nặng nợ cho con cháu, cho chủ quyền đất nước... Thế mà gần đây, có đề nghị của 4 tập đoàn khi doanh nhà nước, đề nghị chính phủ bảo lãnh cho phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mỗi doanh nghiệp khởi đầu bằng 1 tỷ (tổng cộng 4 tỷ). Cần nhớ một điều rất quan trọng là khi phát hành thành công rồi sau đó dù giải ngân được hay không, tiền lãi vẫn trả từ ngày trái phiếu được phát hành. Bốn tập đoàn đó là Than & khoáng sản TKV. Bưu chính viễn thông PVN, Vinashin và khai thác dầu khí...khả năng đầu tư, điều hành và quản lý của họ ra sao ai cũng biết...họ có khả năng biến chúng ta thành những con bò, kéo cỗ xe nợ quốc gia đến đời con cháu hay lãnh nhận những thương tổn về vẹn toàn lãnh thổ.

    Mong sao những trái phiếu này nếu được chuẩn y không có những NDT Trung quốc tham gia vì chúng ta thừa biết ý đồ "đầu tư" của họ...

    Những lo âu trên khiến mình không ngủ được.

    www.SAGA.vn - september | Nguồn cafe Ngọc Tùng blog​
Mods: thuytv

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 707 (Thành viên: 0, Khách: 637, Robots: 70)