1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Chia sẻ kinh nghiệp lập dự toán

Thảo luận trong 'Dự toán xây dựng công trình' bắt đầu bởi chucmochucmo, 27/06/11.

  1. chucmochucmo
    Offline

    chucmochucmo Member

    Tham gia:
    16/12/09
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Gửi đến các bạn cách làm mà mình hay sử dụng để lập dự toán;
    1- Các bạn cần hình dung về trình tự các bước thi công xây dựng công trình.
    Trình tự thông thường là: bắt đầu tư việc chuẩn bị, dọn dẹp mặt bằng thi công rồi từ từ đến các công việc tiếp theo. Người mới bắt đầu cũng luôn có tình trạng là sợ kể thiếu, kể sót các đầu việc.
    Theo mình hay làm , bạn nên sử dụng giấy (nháp, giấy in một mặt) liệt kê dàn bài:
    VD:
    - Công tác Cọc (công trình có sử dụng các loại cọc)
    - Công tác Đất
    - Công tác Bê tông
    - Công tác Ván khuôn
    - Công tác Cốt thép
    - Công tác Xây – Tô
    - Công tác Sơn Nước
    - Công tác Ốp – Lát
    - Công tác Trần – Cửa
    - Công tác Mái và công tác Khác
    - Hệ thống Cấp – Thoát nước
    - Hệ thống Điện
    - …
    Sau đó bắt đầu chẻ nhỏ các đầu việc trong các phần đó.
    VD:
    - Công tác Cọc thì có thể là: Sản xuất cọc, đóng ép cọc….
    - Công tác Đất: Dọn dẹp san lấp mặt bằng, đào các loại đất, đắp đất, vận chuyển …
    - Công tác Bê tông: BT móng, đà giằng, đà kiềng, dầm, cột, sàn, cầu thang,……
    - Công tác ván khuôn: VK móng ……, (Cái này nên sửa lại số liệu từ Công tácBê tông…)
    - Công tác Cốt thép cũng tương tự: CT móng …., (Ở đây các bạn nên phần chia ra gồm loại Đk <=10, <=18, >18 và cũng theo chiều cao <=4m, <=16m ….)
    - Công tác Xây – Tô: Nên chia ra xây tường <=30cm, <=10cm và cũng theo chiều cao <=4m, <=16m…)
    Còn Tô trát thì chia ra trong nhà và ngoài nhà (lưu ý nên dựa vào KL xây tường như tường 200, hay 100: tường 200 = KL xây x 5 x 2, Tường 100 = KL xây x 10 x 2 tùy theo trong hay ngoài mà phân chia)
    Nhớ trừ KL ốp gạch và đá
    - Công tác sơn nước: Dựa vào khối lượng trát tính cho nhanh
    - Công tác Ốp Lát: Chia ra các loại lát đá gì hay gạch gì , ốp cũng vậy…
    - Công tác trần – cửa: Trần thì nên dựa vào lát gạch nền cho nhanh ……
    Về cơ bản thì các định mức công tác xây dựng công trình cũng đã được sắp xếp theo trình tự hình thành công trình từ lúc chuẩn bị mặt bằng đến lúc hoàn thiện. Đối với các công tác không có trong định mức, có thể tham khảo các công trình tương tự. Không cần cầu toàn quá bạn nhé, có thể thiếu một vài đầu việc, hoặc có những chỗ bạn không hiểu hoặc thấy khó khăn, cứ bỏ qua, làm tiếp phần sau .
    2- Tiên lượng dự toán:
    Nếu đã chọn xong các công tác, xác định được các đầu việc cần làm. Thì giờ sẽ chuyển sang phần xác định khối lượng. Dĩ nhiên đến đây bạn phải đọc bản vẽ để xác định khối lượng rồi.
    Tóm lại về khối lượng các bạn cố gằng hết mức đừng quên những khối lượng chính, còn mấy cái đầu việc nho nhỏ có thể trong quá trình làm việc có nhiều người sẽ góp ý cho mình (VD: Đội kỹ thuật, Tư vấn thẩm tra dự toán, nhà thầu họ tự kiểm), thậm chí lúc đấu thầu còn có việc làm rõ lại khối lượng thừa thiếu lúc đấu thầu, chỉ có điều khi đó bạn sẽ vất vả một chút vì tư vấn lập dự toán phải sửa đổi, bổ sung. Nhưng không sao, ai mới bắt đầu chẳng gặp gian nan.
    3- Chiết tính đơn giá:
    Có thể hiểu khái quát: Dự toán bằng khối lượng nhân đơn giá. Sau khi đã xác định được khối lượng ở trên, bạn cần tính thêm đơn giá. Để tính được đơn giá bạn cần ít nhất 4 loại số liệu: Định mức, giá vật liệu đến hiện trường, giá nhân công (tiền công hay tiền lương cho một ngày công), giá ca máy. Định mức là hao phí tối đa để thực hiện một đơn vị công tác nào đó. Ban đầu chưa rành lắm bạn cứ áp dụng nguyên theo định mức nhà nước hoặc mở các dự toán người đi làm trước đã làm ra để tham khảo, họ áp thế nào mình áp thế (dự toán đã được thẩm tra hoặc hồ sơ thanh quyết toán càng tốt). Khi nào quen tay rồi thì có thể can thiệp sâu thêm vì đôi khi thực tế thi công có một số định mức không phù hợp thì cần điều chỉnh (VD: đôi khi có những định mức vật liệu phụ, máy thi công không phù hợp thì có thể cắt bỏ). Lưu ý : mỗi địa phương đều ban hành đơn giá riêng.
    4- Giá vật liệu:
    Đây là vấn đề phức tạp. Về tính toán thì không phức tạp, cứ sửa trực tiếp trong bảng tính giá vật liệu đến hiện trường hoặc có số liệu thì nhập thẳng vào bảng tổng hợp và chênh lệch vật tư. Vấn đề là giá vật tư lấy ở đâu? làm sao để được chấp nhận giá đó? Bạn có thể tham khảo Công bố giá liên Sở XD-TC địa phương hoặc trên mạng, hoặc đi khảo sát ở các cửa hàng, đại lý.
    5. Giá nhân công và ca máy thì lấy theo bộ đơn giá của Nhà nước cho dể.
    6- Một vấn đề bạn cũng cần quan tâm là bảng tổng hợp kinh phí và các hệ số:
    - Điều chỉnh lại hệ số chi phí nhân công, máy thi công: Mỗi địa phương sẽ có hướng dẫn riêng tùy theo mức lương vùng, miền;
    - Chi phí trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước: Trong Thông tư 04/2010/TT-BXD có bảng để tra các định mức chi phí này, bạn cần biết cách phân loại công trình (công trình của bạn là dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi hay hạ tầng kỹ thuật) để chọn định mức cho phù hợp.
    - Các định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và một số chi phí khác được tự động nội suy và tính ra giá trị tùy theo tính trên tổng hoặc từng cái riêng biệt: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị.
    - CP dự phòng: Gồm hai loại Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá.

    Đây là cách mình hay làm, các bạn có những KN khác nên chia sẻ cho anh em hoàn thiên hơn.

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 344 (Thành viên: 0, Khách: 322, Robots: 22)