1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Cấm lưu thông vàng miếng, lượng tiêu thụ có giảm?

Thảo luận trong 'Thùng rác' bắt đầu bởi vantiep, 10/03/11.

  1. vantiep
    Offline

    vantiep Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia:
    21/06/09
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    183
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Tháng 2 khép lại với nhiều những thông tin kinh tế được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, từ việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD, đến việc CPI tháng 2 tăng 2,09% so với tháng 1... Ngay sau đó, mặt bằng giá mới của điện, nước, xăng dầu, phí sinh hoạt được thiết lập... Chính phủ đang ra sức kiềm chế lạm phát, nhưng vẫn không tránh khỏi tâm lý bất an của người dân khi họ tăng cường tích trữ các tài sản có giá trị có tính an toàn, trong đó không thể không kể đến vàng. Quanh vấn đề này, StockNews đã có cuộc trò chuyện với ông Tề Trí Dũng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Vàng bạc đá quý Bến Thành (BTJ).

    Ông đánh giá thế nào về diến biến của giá vàng trong những phiên giao dịch gần đây, đặc biệt là sau khi NHNN quyết định thay đổi tỷ giá liên ngân hàng giữa VND và USD?

    Ông Tề Trí Dũng: Sau khi NHNN có quyết định thay đổi tỷ giá liên ngân hàng từ ngày 11/2, giới đầu tư lẫn người dân đều tin tưởng rằng giá vàng và giá USD sẽ ổn định. Tuy nhiên, ngay sau đó nhiều những vấn đề bất ổn từ kinh tế trong nước cũng như thế giới, khiến tâm lý gia tăng tích trữ vàng và USD lại manh nha. Chính điều này đã khiến giá vàng trong nước tăng mạnh trong thời gian qua.

    Mặt khác, những bất ổn chính trị ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi thời gian vừa qua đã có tác động mạnh đến giá vàng thế giới, dẫn đến giá dầu mỏ tăng, khiến đà phục hồi của kinh tế thế giới chậm hơn do giá cả các nguyên liệu đầu vào đều tăng. Và chính những yếu tố đó đã tạo áp lực làm giảm giá trị đồng tiền của các các quốc gia đang phát triển.

    Vậy điều này có ảnh hướng thế nào đến tình hình giao dịch vàng BTJ trong thời gian qua thưa ông?

    Có thể nói là sau khi NHNN có quyết định tăng tỷ giá, việc giao dịch trên thị trường vàng được chia thành hai giai đoạn với các tín hiệu hoàn toàn khác nhau:

    - Ngay tại thời điểm ngân hàng tăng tỷ giá, sau đó giao dịch vàng trên thị trường liên tục gia tăng. Đối với BTJ, lượng vàng bán ra cũng rất cao, đặc biệt là có thời điểm người dân đi mua nữ trang bởi vàng miếng đã ở mức khá cao.

    - Tuy nhiên, sau khi Chính phủ phát đi thông điệp về việc kiềm chế lạm phát và hướng nền kinh tế đến sự phát triển ổn định, tỷ giá VND/USD có xu hướng giảm, kéo theo giá vàng trong nước cũng giảm, nhưng khi giá vàng giảm thì nhu cầu về vàng lại đột ngột giảm.

    Thưa ông ngày 24/2, NHNN công bố 7 biện pháp ổn định thị trường tiền tệ năm 2011, trong đó đáng chú ý là trong quý II NHNN sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng và tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do... Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

    Tôi cho rằng quyết định này của NHNN có lý do chính đáng, bởi cơ sở của quyết định này xuất phát từ việc gia tăng tích trữ vàng ở trong nước sẽ dẫn đến áp lực lên tỷ giá VND/USD và đặc biệt là tác động đáng kể đối với đồng nội tệ.

    Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay, giá vàng đã tăng từ 5 triệu đồng/lượng lên xấp xỉ 38 triệu động/lượng. Điều này đã tạo cho người dân tâm lý vàng là nơi trú ẩn an toàn nhất và thích hợp cho việc tích trữ. Vì vậy, vào thời điểm kinh tế gặp khó, thị trường vàng bất ổn, lạm phát tăng cao; tâm lý bảo toàn vốn bằng việc mua vàng lại càng thể hiện rõ nét. Trên cơ sở đó, tôi cho rằng việc lựa chọn vàng làm tài sản đầu tư của người dân là quyết định chính đáng và đây được xem là nhu cầu có thực, thậm chí đó còn là nét văn hóa của người Việt nói riêng và của người dân châu Á nói chung. Do đó, tôi cho rằng vấn đề ở đây là, chúng ta nên tính toán thêm để hài hòa giữa lợi ích quốc gia và những nhu cầu chính đáng của người dân.

    Một trong những vấn đề cần phải lưu tâm nữa đó là, trước khi thị trường vàng miếng trong nước sôi động như thời gian vừa qua và trước khi có nhiều thương hiệu vàng miếng ra đời như hiện nay thì người dân vẫn tích trữ vàng. Vì vậy trong giai đoạn này, nếu Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và cấm việc lưu thông mua bán vàng miếng, tôi cho rằng điều này rất bất lợi, bởi hầu hết những thương hiệu vàng miếng hiện tại đều rất uy tín; nếu cấm các tiệm vàng kinh doanh vàng miếng, những nhà chế tác nữ trang sẽ tung ra những sản phẩm vàng phục vụ cho nhu cầu tích trữ của người dân mà chất lượng thì không an toàn, gây thất thoát tài sản cho các nhà đầu tư.

    Chính vì thế tôi cho rằng, chúng ta nên hướng đến nhu cầu chính đáng của dân, để không nên quá đặt nặng vấn đề lưu thông hay không lưu thông vàng miếng mà tạo ra một cơ chế có thể đảm bảo giá trị tài sản bằng vàng thông qua những hình thức vàng phi vật chất cho người dân.

    Nhân đây tôi cũng xin quay lại vấn đề về quản lý các sàn vàng, theo tôi, sàn vàng trong thời gian vừa qua đã gây ra một số bất ổn, dẫn đến việc kiểm soát và quản lý cũng như việc tạm dừng hoạt động các sàn vàng của NHNN là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, không vì cái bất ổn đó mà chúng ta cấm hoạt động bán vàng miếng của các sàn vàng, theo tôi trong thời gian tới nên sớm đưa hoạt động này trở lại với sự quản lý tập trung bởi một sở giao dịch do Nhà nước quản lý. Khi đó, người dân có nhu cầu giữ tài sản bằng vàng hoàn toàn có thể mua vàng thông qua các sàn giao dịch vàng bởi, đây là vàng vật chất nên không ảnh hưởng đến việc chảy máu ngoại tệ, hay việc chúng ta tốn một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu vàng khi nhu cầu của người dân gia tăng.

    Vấn đề ở đây là, cần một vai trò chủ đạo của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý và điều phối thị trường vàng, cân đối giữa thị trường vàng và thị trường vật chất, phi vật chất, để làm sao đảm bảo sự an toàn nhất cho nhà đầu tư trong việc bảo toàn những tài sản bằng vàng phi vật chất.

    Một vấn đề nữa là việc cấm người dân không được giao dịch vàng miếng trên thị trường, đây cũng chỉ giải quyết được vấn đề phần nổi mà không giải quyết được một phần chìm rất lớn, đó là làm sao một lượng vàng rất lớn trong dân biến thành tiền, thành nguồn vốn cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Như vậy, song song với việc quản lý, chúng ta cũng nên tính toán đến giải pháp thu hút nguồn vốn vàng từ người dân thông qua việc Nhà nước phát hành những chứng từ có giá trị để trao đổi với dân, đưa vàng vào sự quản lý của Nhà nước. Và khi NHNN có một lượng vàng lớn trong tay thì hoàn toàn có thể cân đối lại thị trường vàng cũng như cân đối lại cái nguồn ngoại tệ quốc gia, bổ sung nguồn vốn cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi cho rằng đây là giải pháp hiệu quả và tốt hơn cho nền kinh tế vào thời điểm này.

    Một vấn đề khác nữa đó chính là giá vàng, hiện giá vàng trong nước vẫn chệch lệch nhiều so với giá vàng thế giới, theo ông đâu là nguyên nhân?

    Giá vàng trong nước chênh lệch đối với giá vàng thế giới chủ yếu xuất phát từ quy luật cung cầu. Vì thế, vào thời điểm mà thị trường vàng có nhu cầu thấp thì chắc chắn mức chênh lệch này sẽ không cao mà có lúc ngang bằng hoặc thậm chí ngay trong năm 2010, có những thời điểm giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới.

    Vấn đề thứ hai là do tâm lý của người dân. Nếu giá vàng thế giới giảm xuống thì nhu cầu tích trữ vàng của người dân sẽ giảm khiến chênh lệch này sẽ không còn và thậm chí lúc đó sẽ xuất hiện xu hướng bán vàng hàng loạt để giữ gìn tài sản dưới hình thức tiền đồng.

    Xin cảm ơn ông!

    www.SAGA.vn| bigZezo - Stocknews​

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 390 (Thành viên: 0, Khách: 377, Robots: 13)