1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Báo cáo thị trường từ 17/05/2010 đến 21/05/2010

Thảo luận trong 'Khác' bắt đầu bởi vantiep, 22/05/10.

  1. vantiep
    Offline

    vantiep Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia:
    21/06/09
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    183
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Chào anh em!

    Gửi anh em bản báo cáo thị trường chứng khoán từ ngày 17/05 - 21/05/2010. Anh em xem tham khảo nhé!

    Chúc anh em những ngày cuối tuần vui vẻ!
  2. hanhphuc_hcm2010
    Offline

    hanhphuc_hcm2010 New Member

    Tham gia:
    08/04/10
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Khủng hoảng nợ Châu Âu và chiến lược đầu tư

    Khủng hoảng nợ Châu Âu và chiến lược đầu tư

    Khủng hoảng nợ tại Châu Âu hiện nay đang là vấn đề rất “nóng bỏng”, thị trường chứng khoán trên thế giới đã giảm đồng loạt, giá cả một số loại hàng hóa, nguyên vật liệu cũng đang giảm mạnh. Phân tích các nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng, phân tích hành động của các nhóm lợi ích liên quan, đề ra giải pháp đầu tư, kinh doanh một cách hợp lý cho riêng mình trong thời gian này rất cần thiết cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.

    Các giả thiết về nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ tại Châu Âu:

    Giả thiết thứ nhất: Nguyên nhân xuất phát từ phía Mỹ. Giả thiết này đưa ra dựa trên quan điểm Mỹ mong muốn duy trì sức mạnh của đồng USD trong việc thanh toán quốc tế và dự trữ của các quốc gia. Việc tạo ra đồng tiền EUR đã làm mất dần vai trò “ thống trị” của đồng USD. Nắm giữ quyền phát hành tiền tệ của một đồng tiền mạnh mà cả thế giới đều sử dụng đồng nghĩa với việc Chính phủ nước đó có thể “vay mượn” người dân, và chính phủ các nước khác một cách thoải mái mà không phải trả nợ. Việc xuất hiện đồng EUR có tính cạnh tranh ngày càng lớn đối với đồng USD là điều Mỹ không mong muốn, hơn nữa nó sẽ tạo điều đề ra đời của các đồng tiền chung khác như đồng tiền chung Châu Á, đồng tiền chung Châu Phi…bằng việc chỉ ra những bất cập trong việc sử dụng đồng tiền chung giữa các nước, cùng với các biện pháp khác nhau, Mỹ muốn thấy sự tan rã của đồng tiền chung Châu âu, các nước châu Âu sẽ phải quay trở lại dùng đồng tiền bản địa của mình. Như vậy, đồng USD của Mỹ sẽ lại tiếp tục quay trở lại vai trò “ thống trị” và không còn sợ bị cạnh tranh trong tương lai.

    - Giả thiết thứ hai: Mỹ và Châu Âu dàn dựng “ vở kịch” nhằm phá giá đồng EUR và bán trái phiếu chính phủ Mỹ. Sự phát triển mạnh mẽ của các nước mới nổi đặc biệt là Trung Quốc đã gây lo ngại cho Mỹ và Châu âu. Sau một thời gian gây sức ép đối với Trung quốc về việc nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ không thành. Mỹ và Châu Âu đã dàn dựng vở kịch về khủng hoảng Châu Âu để nhằm phá giá đồng EUR , trong khi các nước khác vẫn thường neo giá theo USD. Một trong những vấn đề đang đau đầu nữa của Chính Phủ Mỹ là cần bán một khối lượng trái phiếu Chính phủ lớn nhằm có tiền để thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế trong nước. Khi khủng hoảng Châu Âu xảy ra, để giữ an toàn cho đồng tiền của mình nhiều nhà đầu tư, các ngân hàng và Chính phủ nước khác sẽ thay vì giữ EUR chuyển sang đầu tư vào trái phiếu Chính phủ Mỹ.

    - Giả thiết thứ ba: Khủng hoảng xảy ra ngoài mong muốn của Mỹ và Châu Âu, Liên minh Châu Âu trước đây đánh giá thấp ảnh hưởng của khủng hoảng nợ Hy Lạp, chưa có các giải pháp phòng hộ hợp lý và thống nhất cho những tình huống như trên nên đã để tình hình ngày càng xấu thêm, khủng hoảng có xu hướng lan rộng, người dân mất niềm tin. Giới đầu cơ tài chính nhân cơ hội này đã thực hiện việc tấn công tiền tệ đối với Châu âu nhằm trục lợi.

    VNI- Index cũng đã giảm khá mạnh thời gian vừa qua. Có một số giả thiết về hành động của các nhóm lợi ích liên quan tại thị trường chứng khoán trong nước:

    - Giả thiết thứ nhất: Các quỹ đầu tư lớn, sau một thời gian đầu tư và nắm giữ chủ yếu các cổ phiếu có mức vốn hóa lớn đã tỏ ra không hiệu quả. Dựa vào tình hình kinh tế vĩ mô quốc tế đang xấu họ muốn thực hiện lại chiến thuật đầu tư của mình. Do họ nắm giữ các cổ phiếu Bluechips nên dễ dàng để giá Bluechip xuống mạnh và toàn thị trường giảm mạnh theo. Việc này sẽ đạt được hai mục đích là sẽ tiếp tục mua được giá Bluechips giá rẻ và chuyển một phần tiền sang đầu tư các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ và trung bình khi các tất cả các cổ phiếu đã xuống với mức giá thấp.

    - Giả thiết thứ hai: Các quỹ đầu tư vừa và nhỏ ( BBs) vừa rồi chủ yếu đầu tư vào các cổ phiếu có mức vốn hóa nhỏ và vừa đã đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Dựa vào tình hình thế vĩ mô thế giới xấu họ đã thực hiện việc chốt lời và có các hành động nhằm làm giảm giá các cổ phiếu nhỏ và vừa để rồi sau đó mua lại để làm “ vòng 2”. Nhà đầu tư nhỏ lẻ hoảng loạn bán theo, đồng thời bán cả các cổ phiếu Bluechips làm thị trường giảm mạnh.

    - Giả thiết thứ ba: Chỉ là hoạt động chốt lời thông thường của các nhà đầu tư sau một thời gian VNI tăng điểm liên tục cộng thêm tâm lý hoảng loạn trước tình hình vĩ mô quốc tế xấu và ảnh hưởng của việc lo sợ phải giải chấp khi giá chứng khoán xuống đã làm cho các nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu làm VNI sụt giảm nhanh chóng.

    Chiến lược đầu tư và kinh doanh thời điểm hiện tại:

    -Nhà đầu tư chứng khoán lướt sóng không nên vào thị trường trong thời điểm hiện tại, đợi khi tình hình vĩ mô quốc tế có tín hiện bình ổn trở lại thì mới đầu tư tiếp tục đầu tư, nếu nhà đầu tư đang nắm giữ các cổ phiếu giá cao và cơ bản không tốt nên thực hiện bán cắt lỗ.

    - Nhà đầu tư dài hạn thì đây là cơ hội tốt để mua các cổ phiếu tốt, giá rẻ, kinh doanh bài bản, lợi nhuận ổn định. Nhà đầu tư dài hạn có thể mua dần các cổ phiếu tốt và sau đó chờ tới thời điểm vĩ mô quốc tế ổn định.

    - Hạn chế tối đã việc sử dụng đòn bẩy để đầu tư trong thời điểm hiện tại vì khá rủi ro.

    - Với doanh nghiệp nhập khẩu: Cơ hội tốt để nhập hàng hóa và nguyên vật liệu giá rẻ. Trong khi tình hình kinh tế vĩ mô tại Việt Nam đang khả quan, tiền tệ trong nước đã ổn định và tín dụng đã nới lỏng hơn, lạm phát ở mức thấp, đây là cơ hội để có thể mua và tích trữ hàng hóa và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước.

    - Doanh nghiệp xuất khẩu: Khủng hoảng xảy ra chưa phải là xấu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu nên tích cực tìm kiếm thị trường mới, trong thời kỳ khủng hoảng thì người tiêu dùng quốc tế dễ chấp nhận mua hàng hóa với chất lượng trung bình và giá cả rẻ, mà các hàng hóa và sản phẩm của VN xuất khẩu thường là hàng hóa cơ bản, thiết yếu cho cuộc sống, ( gạo, cafe, dầu, hải sản, cao sư…) giá cả tương đối rẻ. Ngoài ra tránh tình trạng nhu cầu hàng hóa suy giảm thì các doanh nghiệp nên mở rộng thị trường nội địa hoặc tạm thời giảm sản lượng hay tăng dự trữ tồn kho và thực hiện xuất khẩu sau khi khủng hoảng đi qua.

    Nguyễn Hồng Hải - Nguyên Phó Tổng giám đốc OceanBank

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 219 (Thành viên: 0, Khách: 200, Robots: 19)