1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Báo cáo thị trường bất động sản Quý 3, năm 2009 (CBRE Viet Nam)

Thảo luận trong 'Bất động sản' bắt đầu bởi hbvietcomreal, 14/10/09.

Mods: lamborghini
  1. hbvietcomreal
    Offline

    hbvietcomreal New Member

    Tham gia:
    26/08/09
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    0
    Báo cáo thị trường Quý 3, năm 2009 (CBRE Viet Nam)
    (Bảng tiếng Anh và Bảng Tiếng Việt)
  2. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    VN-Index vượt ngưỡng 600 điểm ngoạn mục
    HNX-Index cũng vượt ngưỡng 200 điểm thành công.


    Thị trường tăng mạnh nhờ sự trở lại của cổ phiếu ngân hàng. 140 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng trong phiên sáng nay (14/09).

    Theo thông tin từ báo Thanh Niên, dường như nhà đầu tư đang nhầm lẫn về thông tin hỗ trợ lãi suất 4% trong gói kích cầu 17.000 tỷ và việc ngân hàng nhà nước sửa đổi thông tư 05 về hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn.

    Theo đó, chỉ có các khoản vay trung dài hạn được giải ngân trong thời gian từ 1/4-31/12/2009 mới được hưởng khoản HTLS 4%/năm của Chính phủ tới năm 2010. Trường hợp khoản vay được giải ngân từ 1/1/2010 thì người vay cũng không được HTLS tiền vay. Thời gian HTLS vẫn được giữ nguyên là từ khi giải ngân khoản vay đến hết năm 2011.

    Thông tư này cũng quy định rõ một số đối tượng ngành xây dựng không được hưởng HTLS gồm: công trình xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê; công trình xây dựng và sửa chữa nhà ở để bán và cho thuê; công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế không được HTLS.

    Trên thị trường chứng khoán thế giới sáng nay, thị trường Nhật giảm điểm đồng loạt, Nikkei225 sau khi vượt ngưỡng 10.000 điểm trong phiên giao dịch hôm qua, sáng nay điều chỉnh giảm nhẹ 0,2%, các thị trường khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore tăng điểm đồng loạt.

    Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, VN-Index tăng nhẹ 0,95 điểm lên 590,84 điểm. Từ đợt 2, thị trường đột ngột tăng mạnh khi tâm lý các nhà đầu tư hưng phấn mua vào trở lại, các cổ phiếu ngân hàng như STB tăng giá, VCB tăng trần kéo VN-Index đóng cửa tăng 15,76 điểm lên 605,65 điểm. Đây là lần đầu tiên chỉ số này vượt ngưỡng 600 điểm sau 19 tháng, kể từ tháng 3/2008.

    Thanh khoản trên thị trường vẫn duy trì ở mức cao, đạt 85,9 triệu cổ phiếu, tương đương 4.054 tỷ đồng. Thanh khoản cũng tăng mạnh trên sàn Hà Nội sáng nay khi chỉ số HNX-Index đã vượt ngưỡng 200 điểm thành công. Tính cả hai sàn sáng nay có 140 triệu cổ phiếu giao dịch, đạt giá trị gần 6.500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên trước về giá trị.

    Trong số 180 mã niêm yết trên sàn, đóng cửa có 155 mã tăng giá, trong đó có 83 mã tăng trần, 10 mã giảm giá trong đó có 2 mã giảm sàn và 15 mã đứng giá.

    Bất ngờ nhất trong phiên giao dịch sáng nay là sự trở lại của các bluechips vào cuối phiên. VCB tăng trần lên 54.500 đồng/cp, STB tăng 1.100 đồng, CTG cach giá trần 100 đồng, SSI tăng 2.500 đồng, SJS đầu phiên giao dịch tại giá tham chiếu 208 nghìn, cuối phiên tăng trần lên 218 nghìn, REE, SAM, PPC, PNJ, ITA…tăng trần đồng loạt.

    Thị trường mặc dù phải đối mặt với ngưỡng cản trên 600 điểm, nhưng lại được hỗ trợ từ các báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 đang dần được công bố. Hôm qua (13/10), các công ty đã bắt đầu chính thức công bố báo cáo tài chính quý 3 và hầu hết đều cho kết quả khả quan như PPC, AAM, ABT (vượt xa 100% kế hoạch năm), bên sàn Hà Nội đã có 3 công ty sách công bố kết quả kinh doanh là EID, EBT và BST.

    Các cổ phiếu giảm điểm trong phiên là BAS (giảm sàn xuống 23.200 đồng), VIS (giảm 4.000 đồng), TS4 (giảm 2.500 đồng), RIC, VHC, RDP…

    Trong khi đó khá nhiều cổ phiếu đầu phiên giảm điểm, cuối phiên tăng trần và hoàn toàn không còn dư bán như BMC, CNT, GMC, HCM, PHT, OPC, SMC….

    Về khối lượng khớp lệnh, VFMVF1 đứng đầu với hơn 5,3 triệu đơn vị, tăng 600 đồng lên 18.700 đồng/cp, STB giao dịch 4,74 triệu đơn vị, tăng 1.100 đồng, ITA, SI giao dịch hơn 3 triệu đơn vị, REE, SAM khớp lệnh hơn 2 triệu đơn vị, tiếp theo là CII, VIP, VTO, HPG….

    Phương Mai - Quốc Thắng
  3. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Cuộc cạnh tranh của các CTCK về đòn bẩy tài chính đã lên cao trào

    Cũng như cuộc cạnh tranh về phí giao dịch những năm qua năm qua, cuộc cạnh tranh về sản phẩm đòn bẩy tài chính đang đến hồi cao trào.
    Một số CTCK không có ngân hàng mẹ đứng sau cũng đang có động thái chiêu dụ khách hàng về giao dịch với tỷ lệ ký quỹ ẩn chưa nhiều rủi ro. Lúc này đây, áp lực từ đòn bẩy tài chính đối với thị trường mới thực sự đáng ngại.

    Thời gian qua, xuất hiện một số tin đồn về việc CTCK hạn chế rủi ro cho sản phẩm đòn bẩy tài chính của mình bằng việc bắt tay nhau để giữ giá cổ phiếu và giá thị trường không giảm thanh khoản. Câu hỏi được đặt ra từ lâu và đến bây giờ vẫn chưa được trả lời là trong những phiên giá trị giao dịch trên 5.000 tỷ đồng, có bao nhiêu phần trăm xuất phát từ việc NĐT sử dụng đòn bẩy? Khá nhiều con số được đưa ra như 40%, 30% hay chỉ 10%, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở mức độ võ đoán, chưa đủ thuyết phục.

    Hiện nay, hầu hết CTCK nếu muốn giữ khách hàng, đặc biệt là khách VIP, đều phải triển khai sản phẩm đòn bẩy, dẫn đến cảm giác NĐT sử dụng đòn bẩy rất nhiều. Nhưng cần lưu ý đến vấn đề: Trừ những CTCK có NH mẹ đứng phía sau hậu thuẫn những CTCK còn lại, nếu muốn cũng không thể có tiền để hỗ trợ NĐT một cách dồi dào.
    Ngay cả những CTCK có NH mẹ đứng phía sau, không phải NH nào cũng “chịu chơi” và sẵn sàng hỗ trợ NĐT có thêm tiền lướt sóng.
    Nhóm NĐT sử dụng đòn bẩy chỉ tập trung tại 2 CTCK thuộc 2 NHTMCP lớn và chiếm giữ những vị trí hàng đầu về thị phần môi giới. Tại đây tỷ lệ sử dụng đòn bẩy cố thể lên đến 500% tùy thuộc vào khách hàng "VIP" đến đâu.
    Vì vậy, việc NĐT ngồi tại 2 CTCK lớn này sử dụng đòn bẩy từ đó tác động lớn đến tình hình lên xuống của thị trường vẫn cần phải xem xét rất nhiều. Một câu chuyện hay được nhắc đến tại một CTCK lớn, NĐT chỉ cần nộp vào tài khoản 5 tỷ đồng có thể mua cổ phiếu với giá trị 20 tỷ đồng. Nhưng thực tế đây chỉ là sản phẩm hỗ trợ cho một loại cổ phiếu có thanh khoản hàng đầu thị trường mà thôi.
    Hiện nay, một số CTCK đã triển khai mô hình kiểm soát rủi ro đối với sản phẩm giao dịch ký quỹ khá chặt chẽ, như theo dõi KLGD trung bình từng phiên cho đến biến động giá và cả tiềm năng của cổ phiếu. Tóm lại, phạm vi NĐT sử dụng đòn bẩy không rộng khắp như nhiều người vẫn nghĩ.
    Nhiều NĐT VIP cho biết mặc dù CTCK mời chào nhưng họ kiên quyết không sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tài chính, vì một lẽ đơn giản: Bài học vay tiền chơi CK để rồi thiệt hại như năm 2008 vẫn còn nóng hổi. Rủi ro lớn nhất đối với các CTCK triển khai sẵn phẩm đòn bẩy là việc cổ phiếu bị mất thanh khoản.
    Tuy nhiên, trong tình hình thị trường hiện nay, dòng tiền vẫn đang được duy trì rủi ro nói trên rất khó xảy ra, trừ .... khi có những thông tin cực xấu. Thời gian qua, mỗi khi VN-Inđex quay trở về những ngưỡng kháng cự mạnh đều xuất hiện lực lượng bắt đáy cực mạnh, rõ nhất là những phiên giao dịch đầu tuần vừa rồi. Điều này bắt nguồn từ sự lạc quan về nền kinh tế trong nước đã vượt khó cùng sự tin tưởng về xu hướng đi lên trong dài hạn của thị trường.
    Những yếu tố kể trên cũng chính là nguyên nhân để các CTCK mạnh dạn hỗ trợ tài chính cho NĐT. Những người bi quan sẽ nghĩ lại, rủi ro nếu có, khó xảy ra trong thời điểm này.
    Cũng như cuộc cạnh tranh về phí giao dịch những năm qua năm qua, cuộc cạnh tranh về sản phẩm đòn bẩy tài chính đang đến hồi cao trào.
    Cách đây một năm, giao dịch ký quỹ có thời hạn T+3 được xem như bước đột phá, NĐT mua cổ phiếu hôm nay nhưng 3 ngày sau sẽ phải thanh toán đầy đủ, nếu không CTCK sẽ tiến hành bán ra. Nhưng bây giờ, NĐT mua cổ phiếu ngày hôm nay, đến 1 tháng sau mới phải thanh toán.
    Liệu rằng thời gian tới đây sau khi phân khúc NĐT tầm trung và nhỏ lẻ hay không? Đây không phải là viễn cảnh xa vời, một số CTCK mặc dù không có ngân hàng mẹ đứng phía sau cũng đang có những động thái chiêu dụ khách hàng về giao dịch với những tỷ lệ ký quỹ ẩn chứa rất nhiều rủi ro..
    Lúc này đây, áp lực từ đòn bẩy tài chính đối với thị trường mới thực sự đáng ngại. Thiết nghĩ UBCKNN cần nhanh chóng có những biện pháp quản lý vấn đề này để tránh tình trạng “nước xa không cứu được lửa gần”.


    Nguồn: ĐTTC
Mods: lamborghini

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 412 (Thành viên: 0, Khách: 386, Robots: 26)