1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Bản thiết kế Toilet nổi – một ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.

Thảo luận trong 'Dự toán xây dựng công trình' bắt đầu bởi quynhthoa, 30/11/10.

  1. quynhthoa
    Offline

    quynhthoa New Member

    Tham gia:
    30/11/10
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Vượt qua 95 đề tài của vòng loại cuộc thi Holcim Prize (do Công ty xi măng Holcim tổ chức) và 12 nghiên cứu ở vòng chung kết, đề tài “Toilet nổi” của nhóm sinh viên trường Đại học kiến trúc TP.HCM đã đạt giải vàng và giải ứng dụng của Công ty Holcim. Sở dĩ đề tài này “ẵm” trọn 2 giải quan trọng nhất của cuộc thi là do không chỉ có tính ứng dụng cao mà còn tái chế được chất thải nguy hại ra môi trường

    [​IMG]

    Với diện tích kênh rạch chằng chịt hơn 54.000km cộng với văn hóa tập tục lâu đời của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã khiến cho nguồn nước và vấn đề vệ sinh nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong một lần đi điền giã tại khu chợ nổi của miền Tây, nhóm sinh viên K07A2 trường ĐH Kiến trúc đã rất lúng túng khi có nhu cầu “giải quyết nỗi buồn” nên đã quyết tâm tìm cách làm toilet nổi trên những dòng sông để vừa giải được bài toán môi trường, vừa tận dụng được nguồn phụ phẩm cho đồng ruộng. Tuy ý tưởng không mới nhưng cái hay ở đây là nhóm đã biết vận dụng linh hoạt yếu tố kiến trúc và những kiến thức sinh hóa vào trong đề tài. Nguyễn Du Phương Trang, thành viên trong nhóm cho biết: “Khi khai triển ý tưởng này, nhóm gặp nhiều trở ngại khi xử lý nguồn nước thải cho nhà vệ sinh đặt trên mặt nước. Cơ chế vận hành, hình thức thu gom phân cũng là những vấn đề mà nhóm cần phải giải quyết. Sau nhiều lần nghiên cứu và thử nghiệm, cuối cùng nhóm quyết định, thiết kế toilet khô, có đường phân riêng và đường nước riêng là tiện lợi nhất”. Trần Vũ Linh, thành viên khác trong nhóm giải thích thêm, về mặt thiết kế, mô hình bồn cầu này khác bồn cầu thông dụng hiện nay vì nguồn thải là phân và nước tiểu phải đi làm hai đường. Các vật dụng để sử dụng cũng hết sức đơn giản và rẻ tiền, có thể sử dụng được cả trên cạn, chỉ cần một bệ cầu, 2 bình chứa phân và nước tiểu, ống dẫn nước. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là thao tác ở mỗi khâu phải đúng thì mới không gây ô nhiễm và tận dụng được nguồn phân tưới cho cây trồng. Phân mỗi lần đi xong lấy tro rắc lên sẽ có tác dụng khử mùi, sau đó thu gom để ủ khoảng 40 – 60 ngày sẽ ra thành phẩm phân compost (chu trình đơn giản này đang được Khoa Nông nghiệp Đại học Cần Thơ chuyển giao cho bà con nông dân). Nguồn nước thải có nước tiểu và nước rửa tay được chứa vào một bình và ủ chờ thu gom cùng phân, phần lớn nước rửa tay đã diệt được một số vi khuẩn, do vậy nhóm tận dụng phương pháp dân gian là cho cây bèo, cây lác ăn một số sinh vật có hại sau đó mới thải ra môi trường.

    [​IMG]

    Tại ĐBSCL hiện có khoảng 3,85 triệu ha đất trồng lúa, nguồn phụ phẩm rơm rạ rất lớn nhưng hầu hết bị đốt, thải ra một lượng C02 khổng lồ nên đề tài của nhóm là một trong những phương thức tái sử dụng hiệu quả. Bác Bác Ba Minh, chủ nhiệm Hợp tác xã dâu Hạ Châu (Cần Thơ) cho biết, nghịch lý ở xứ sở trồng cây ăn trái đó là chưa biết tận dụng nguồn phân hữu cơ phong phú để nâng cao năng suất cây trồng. Dâu Hạ Châu chỉ thích hợp khi dùng phân hữu cơ nhưng nguồn này quá ít và chúng tôi buộc phải dùng phân vô cơ. Nếu có nguồn phân này chúng tôi sẽ bao tiêu và là nơi sẽ ủ phân comport.
    Điều khiến nhóm tâm đắc nhất là mô hình khép kín: từ nhà sản xuất đến nhà vệ sinh và ra nhà vườn. Hơn nữa nếu được triển khai và đem vào ứng dụng rộng rãi, ngoài vấn đề môi trường sẽ còn tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân nơi đây đó là thu gom phân.
    Ông Nguyễn Công Minh Bảo, Giám đốc phát triển bền vững Công ty xi măng Holcim Việt Nam cho biết, đây là một đề tài rất thực tiễn, chúng tôi hy vọng UBND tỉnh Cần Thơ và trường ĐH Kiến trúc sẽ song hành cùng chúng tôi để xây dựng thành công thí điểm mô hình này tại chợ nổi Cái Răng. Đơn vị nào muốn được chuyển giao công nghệ, chúng tôi sẵn sàng vì mục đích của chúng tôi là hướng đến xây dựng phát triển bền vững.

    THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 370 (Thành viên: 0, Khách: 356, Robots: 14)