1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Bản chất thương mại của "đấu thầu xây dựng"

Thảo luận trong 'Đấu thầu' bắt đầu bởi vantiep, 18/10/10.

  1. vantiep
    Offline

    vantiep Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia:
    21/06/09
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    183
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Theo Luật đầu thầu năm 2005, thuật ngữ đấu thầu xây dựng được biến đến một cách phổ biến và rộng rãi. Nó được tiếp cận dưới 3 góc độ: dưới góc độ quản lý nhà nước đó là công cụ quản lý vĩ mô giúp nhà nước bảo toàn ngân sách và minh bạch trong các vấn đề về xây dựng. Dưới góc độ nhà đầu tư nó là công cụ giúp các chủ đầu tư chọn lựa được các công trình xây dựng chất lượng tốt nhất với giá hợp lý nhất làm sao để sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Dưới góc độ là nhà thầu nó là phương thức tìm kiếm cơ hội kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

    Thực chất của hoạt động thương mại là mua sắm (procurement) có bên mua bên bán, hoạt động dựa trên nguyên lý T- H - T' tức là dùng tiền để mua hàng sau đó bán hàng đó ra khỏi doanh nghiệp để thu lại tiền với mong muốn T' >T, có thể nói rằng tạo ra lợi nhuận là động lực chính của thương mại. Kinh tế ngày càng phát triển với sự tiền bộ nhanh của nền KHCN nó đã làm cho cầu của con người thay đổi nhanh chóng, nơi nào có cầu nơi đó ắt sẽ có cung và hoạt động thương mại sẽ tồn tại ở đó như một quy luật khách quan.

    Nhớ lại những năm 86 khi hoạt động thầu của ta chỉ diễn ra dưới các hình thức như bỏ thầu, giao thầu, hay chỉ định thầu kết quả của chính sách ấy đã đem về cho quốc gia những công trình kém chất lượng trong khi ngân sách chi ra thì vượt rất nhiều, thất thoát lớn mà không sao quản lý. Thề giới lúc đó người ta đã sử dụng thuật ngữ này từ rất lâu và trở thành công cụ quản lý hữu hiệu, điều đó để thấy được rằng 'đấu thầu xây dựng" của Việt Nam là đi cùng với xu thế, tồn tại như một quy luật khách quan.

    Đấu thầu cũng có bên mua và bên bán. Bên mua (bên B) là các chủ đầu tư: họ mong muốn giống như những người tiêu dùng trong các hoạt động thương mại thuần tuý khác là khoản đầu tư mình bỏ ra là có lợi nhất hàng hoá mua được phải là hàng hoá có chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Bên bán (bên A) đây chính là các nhà thầu họ mong muốn bán được càng nhiều hàng hoá càng tốt với giá có lợi nhất cho doanh nghiệp (T'>T) và mục tiêu của các nhà thầu tạo ra nhiều giá trị T' khác nữa hay chính là việc thắng thầu trong nhiều gói thầu. Câu hỏi đặt ra: họ mua bán hàng hoá gì trong "đầu thầu xây dựng"? Rõ ràng sẽ không phải là những hàng hoá thông thường mà đó là "nhiệm vụ kinh doanh xây dựng". Nhiệm vụ này bao gồm: thi công, thiết kế, khảo sát, mua sắm, tư vấn... Và tất nhiên giống như thị trường thì giá thấp nhất của nhà thầu sẽ được các nhà đầu tư lựa chọn. Ngày nay trong một quốc gia có rất nhiều công ty xây dựng, họ phải cạnh tranh với nhau và cuộc cạnh tranh ấy còn khốc liệt hơn khi có sự tham gia của các công ty nước ngoài - những công ty đã có quá nhiều kinh nghiệm trong việc "đấu thầu". Vì thế nó làm cho thị trường "đấu thầu xây dựng" ngày càng mở rộng theo quốc tế hoá và ngày càng hoàn thiện.

    Tại Việt Nam, có một đặc điểm khác biệt so với các quốc gia khác đó là "đất đai thuộc sở hữu Nhà nước" vì vậy trong "đầu thầu xây dựng" đó là việc mua bán nàng hoá đặc thù (không có quyền sở hữu). Nó là một dạng kinh doanh đặc thù còn do việc mua bán được dựa trên thể chế, quy luật nhất nhất tuân theo quy định của pháp luật, không thể dễ dàng như chuện của các bà bán tạp hoá hay các người kinh doanh nhỏ lẻ trong chợ Đồng Xuân.

    Ngày càng phát triển kinh tế thị trường "đầu thầu xây dựng" sẽ lộ mình rõ hơn bản chất của nó là thương mại.

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 512 (Thành viên: 0, Khách: 396, Robots: 116)