Ngôn ngữ lập trình AutoLISP là một bộ phận gắn liền với phần mềm AutoCAD mà phần mềm AutoCAD đã trở thành công cụ không thể thiếu được đối với các nhà thiết kế Kỹ thuật. sử dụng AutoLisp ta có thể viết các chương trình macro để tạo các lệnh mới cho AutoCAD hoặc các chương trình tự động thiết kế các bản vẽ.
DOWNLOAD HERE HS SỬ DỤNG
TỔNG QUAN VỀ AUTOLISP
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH TRONG TỰ ĐỘNG HOÁ THIẾT KẾ
1. Giới thiệu về Autolisp
1.1. Sơ lược về LISP
LISP – List Processing là một chuẩn ngôn ngữ lập trình được John McCarthy phát triển vào năm 1956 trong dự án nghiên cứu AI (Artificial Intelligence). Phiên bản đầu tiên LISP 1.5 được giới thiệu vào đầu thập niên 60 và phát triển với nhiều biến thể như: BBNLisp, Interlisp, MacLisp, NIL (New Implementation of Lisp), Franz Lisp…Vào thập niên 70 và đầu những năm 80 đã có máy tính chuyên dụng như Lisp Machines được thiết riêng để chạy những chương trình LISP. Đến năm 1981 để chuẩn hóa LISP các nhà lập trình đã tập hợp và chuẩn hóa thành chuẩn Common LISP. Năm 1984 Golden Common LISP trở thành chuẩn chính thức cho máy tính IBM và sau này phát triển thành XLISP- tiền thân của Autolisp ngày nay.
1.2. Lịch sử phát triển của Autolisp
AutoLisp được phát triển từ XLISP là ngôn ngữ lập trình trên môi trường AutoCAD và được công bố phiên bản đầu tiên 2.18 vào tháng 01 năm 1986. Cùng với sự phát triển của AutoCAD các phiên bản của Autolisp ngày càng được hoàn thiện với nhiều tính năng mới, có thể kể đến một vài phiên bản tiêu biểu như sau:
- Chính thức giới thiệu phiên bản 2.5 tích hợp vào AutoCAD R7 với một số tính tăng cơ bản về các tương tác với đối tượng trong bản vẽ
- Phiên bản 2.6 tích hợp vào AutoCAD R7 với chức năng 3D và một số hàm mới getcorner, getkword, và initget.
- Phiên bản tích hợp vào AutoCAD R12 giới thiệu một số hàm GUI (Graphic User Interface) và ngôn ngữ điều khiển hộp thoại DCL (Dialog Control Language).
- Phiên bản Visual LISP™ giới thiệu cùng với AutoCAD R14 là một môi trường phát triển Autolisp độc lập, trực quan với sự hỗ trợ của các công cụ gỡ rối.
- Visual LISP™ được chính thức tích hợp vào AutoCAD 2000 và từ đó đến nay được bổ sung nhiều tích năng mới.
1.3. Ưu và nhược điểm của Autolisp
1.3.1. Ưu điểm
Làm việc rất tốt và dễ dàng với điểm và các yếu tố hình học.
Rất mềm dẻo, không khắt khe.
Không cần trình dịch - lập trình và thực hiện lệnh.
Chạy được trên tất các các hệ điều hành với cùng 1 file Lisp.
Quản lý đối tượng với List - một kiểu dữ liệu với nhiều ưu điểm vượt trội trong quản lý tọa độ điểm.
Mã nguồn mở và cộng đồng phát triển Autolisp rất rộng lớn.
1.3.2 Nhược điểm
Hình thức bên ngoài không hấp dẫn.
Cú pháp khó hiểu.
Hạn chế, không có trình biên dịch.
Ngôn ngữ trung gian nên thực thi chậm.
Hầu như không thể tương tác với hệ thống.
2. Những khó khăn khi tiếp cận với Autolisp
Có thể khẳng định chắc chắn một điều là Autolisp là một ngôn ngữ rất dễ tiếp cận so với một số ngôn ngữ lập trình khác vì nó là ngôn ngữ lập trình theo kịch bản (Script). Tuy nhiên, để tiếp cận được với Autolisp yêu cầu người học phải có kiến thức nền về lập trình và nắm vững về AutoCAD, đồng thời phải có kiến thức nhất định về hình học. Chương trình Autolisp là một tổ hợp những kịch bản được định trước nằm điều khiển AutoCAD thực thi theo suy nghĩ của người thiết kế.
Đa số mọi người muốn học Autolisp là để giải quyết những bài toán trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Để tiếp cận và ứng dụng tốt Autolisp trong công việc yêu cầu người lập trình phải có sự liên hệ với nhu cầu công việc thực tế, điều này phụ thuộc rất lớn vào sở trường của mỗi người. Bạn đang thực hiện một vài thao tác để hoàn thiện bản vẽ của mình và bạn chợt nhận ra nó cứ lặp lại liên tục. Một ý tưởng nảy ra là bạn cần thực hiện một đoạn chương trình Autolisp để tự động thực hiện các thao tác này và chương trình Autolisp được hoàn thành. Điều này có thể giải thích được vì sao một số người lại cảm thấy khó khăn khi tiếp cận với Autolisp mặt dù khả năng tư duy về lập trình của họ khá tốt.
:001: