1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

2. Chỉ số giá xây dựng - Một bước đổi mới công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. (TS.

Thảo luận trong 'Văn bản khác' bắt đầu bởi thanhnhutdang, 07/07/11.

  1. thanhnhutdang
    Offline

    thanhnhutdang Active Member

    Tham gia:
    07/05/10
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Mì Quảng- Tam Kỳ- QN
    TRÍCH BÀI VIẾT CỦA TS. DƯƠNG VĂN CẬN ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KTXD
    Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơ chế quản lý trong hoạt động xây dựng nói chung, quản lý chi phí nói riêng từ năm 2007 đã có những thay đổi căn bản. Trên cơ sở Đề án đổi mới cơ chế quản lý chi phí trong kinh tế xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007), tiếp đến là Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trong đó có sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 99/CP. Theo lộ trình của Đề án có thể coi những nội dung đổi mới theo Nghị định này là bước đột phá dứt bỏ cơ chế xin cho, cơ chế Nhà nước làm thay việc xác định giá cả trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo đã tồn tại suốt hơn 50 năm trong hoạt động xây dựng. Trong tất cả những nội dung đổi mới quản lý chi phí thì chỉ số giá xây dựng được xem là một nội dung rất quan trọng. Tính quan trọng của nó thể hiện ở vai trò của chỉ số giá xây dựng trong việc xác định và quản
    lý chi phí ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng công trình - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng.
    Về phương thức quản lý chi phí thì mỗi nước có một cách thức quản lý chi phí trong
    đầu tư xây dựng khác nhau tùy theo mức độ phát triển nền kinh tế, tổ chức sản xuất và cơ chế quản lý theo đặc thù ở mỗi nước. Nhưng tính phổ biến là sử dụng chỉ số giá xây dựng để điều chỉnh dự toán chi phí, xác định mức độ biến động gói thầu, đánh giá sự biến động của bất động sản là công trình xây dựng ... I/ Chỉ số giá xây dựng nhìn từ thông lệ quốc tế Có nhiều khái niệm khác nhau về chỉ số giá xây dựng, nhưng suy cho cùng thì chỉ số giá xây dựng là chỉ số để đo những thay đổi của giá/chi phí xây dựng qua các thời điểm.
    Với mục đích đó, cách sử dụng hay quy định biên soạn, công bố để tham khảo hay quy định để bắt buộc áp dụng ở mỗi nước khác nhau cũng có những quy định khác nhau. Để rộng đường tham khảo xin giới thiệu một số vấn đề có liên quan đến chỉ số giá xây dựng của một số nước sau đây:
    - Tại Mỹ: Chỉ số giá xây dựng công trình phần lớn đều do một số tổ chức tư vấn và môi
    giới thông tin biên soạn, hình thành từ nhiều nguồn và nhiều loại chỉ số đa dạng khác nhau, trong đó phải kể đến một trung tâm nổi tiếng nhất và quan trọng nhất nước Mỹ có tên gọi Engineering News - Record (ENR). Người ta có thể truy cập miễn phí và khai thác rất nhiều thông tin của chỉ số giá xây dựng ở đây để tham khảo vào công việc của mình. Ở Mỹ, sử dụng hai loại chỉ số giá quan trọng là chỉ số giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng nhà ở. Phương pháp tính toán hai loại chỉ số giá này cơ bản là giống nhau. Sự khác nhau chỉ ở tỷ trọng của yếu tố trong đó đặc biệt là yếu tố lao động. Nguồn số liệu để lập chỉ số ENR được thu thập từ 20 thành phố trên đất Mỹ. Ở những thành phố này, Trung tâm ENR đều bố trí mạng lưới thông tin viên thường trú có năng lực, là cầu nối cung cấp thông tin từ các công trình ở địa phương cho Trung tâm. - Tại Trung Quốc: Nhà nước Trung Quốc thực hiện cơ chế bốn hóa (Thống nhất hóa, Hệ thống hóa, Thông dụng hóa và Giản tiện
    hóa) để quản lý thống nhất chi phí cả đất nước trong đó có chỉ số giá xây dựng. Trên cơ sở đó, Nhà nước giao cho các Trạm định mức ở các địa phương lập và công bố theo từng địa phương. Chỉ số giá được công bố hàng tháng và rất chi tiết theo từng loại công trình cụ thể, ví dụ: loại công trình dân dụng, chỉ số giá được công bố cho: Nhà ở 6 - 8 tầng (hỗn hợp, khung), nhà văn phòng (khung),
    nhà ở 12 - 25 tầng, nhà ở độc lập, ... Ở Trung Quốc, chỉ số giá được sử dụng để:
    + Phân tích nguyên nhân tăng giá;
    + Ước đoán sự ảnh hưởng diễn biến giá xây dựng công trình đối với tổng thể nền
    kinh tế;
    + Ước toán và kết toán chi phí giữa bên giao thầu và bên nhận thầu.
    Ở Trung Quốc, không có chỉ số giá chung áp dụng thống nhất cho cả nước mà
    chỉ số giá được áp dụng cho từng vùng tỉnh.Phương pháp xác định chỉ số giá về cơ bản như phương pháp của Việt Nam: Trên cơ sở xác định chỉ số giá của các yếu tố chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công và kể cả chi phí khác để xác định chỉ số giá của công trình.
    - Tại Hồng Kông: Các loại tin tức giá cả công trình chủ yếu được công bố thông qua hình thức chỉ số giá. Ở Hồng Kông có nhiều loại chỉ số giá được công bố như: Chỉ số giá của các yếu tố đầu vào, chỉ số giá thành. Chỉ số giá xây dựng bao gồm chỉ số giá do Nhà nước công bố và chỉ số giá do các tổ chức xã hội, trung tâm thông tin, tư vấn xã hội, ... công bố. Văn phòng Kiến trúc sư định kỳ công bố chỉ số giá Nhà nước bao gồm chỉ số giá lao động, chỉ số giá vật liệu, chỉ số giá bỏ thầu. Những cá nhân hành nghề chi phí thông qua các hình thức môi giới, tư vấn tiến hành thu thập cung cấp các thông tin, cập nhật thường xuyên diễn biến thị trường ... cho Chủ đầu tư, cho nhà thầu. Hệ thống các loại chỉ số giá xây dựng ở Hồng Kông rất phong phú, đa dạng và đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội trong hoạt động xây dựng.

    - Ở Nhật Bản: Trong hoạt động xây dựng, người ta rất coi trọng trong việc xây dựng, công bố chỉ số giá xây dựng. Chỉ số giá do rất nhiều tổ chức công bố trong đó phải kể đến Viện Chỉ số giá. Viện Chỉ số giá có liên kết với 300 doanh nghiệp lớn nhất để cung cấp các thông tin về giá cả của tất cả các yếu tố có liên quan đến chi phí xây dựng. Chỉ số giá được công bố hàng tháng. Tập chỉ số giá được công bố hàng tháng của Nhật Bản rất phong phú, đa dạng mang tính tư vấn, tham khảo cho mọi chủ thể của xã hội trong hoạt động chi phí xây dựng. Từ những thông tin có được của nhiều nước, có thể rút ra những nhận xét sau đây để giúp chúng ta có cái nhìn về bức tranh tổng thể chỉ số giá xây dựng:
    1. Chỉ số giá luôn rất đa dạng và được xác định cho công trình cụ thể, cho một khu vực hoặc nhiều khu vực địa phương.
    2. Mỗi Nhà nước có một cơ chế sử dụng chỉ số giá xây dựng vào những mục đích tùy
    thuộc vào cơ chế quản lý chi phí trong hoạtđộng của họ. Xây dựng nhiều loại chỉ số giá để phục vụ xã hội sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
    3. Chỉ số giá chủ yếu do các tổ chức tư vấn, doanh nghiệp, hiệp hội hoặc cá nhân
    hoạt động trong lĩnh vực chi phí đầu tư xây dựng xác lập và công bố định kỳ để ham
    khảo.
    4. Phương pháp tính toán áp dụng chỉ số giá của các nước về cơ bản là giống nhau:
    Chỉ số giá xây dựng công trình được xác định theo phương pháp trọng số từ các yếu tố chi phí chi tiết trong cấu thành của giá xây dựng.
    5. Ngoài các chỉ số giá công trình, các nước có thị trường phát triển (Mỹ, Anh,
    Hồng Kông, ...) rất quan tâm đến chỉ số giá bỏ thầu. Đây là loại chỉ số giá giúp ích khá nhiều cho việc phân tích giá gói thầu trong hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
  2. thanhnhutdang
    Offline

    thanhnhutdang Active Member

    Tham gia:
    07/05/10
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Mì Quảng- Tam Kỳ- QN
    II/ Chỉ số giá trong việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình Xuất phát từ cơ sở hình thành chi phí trong đầu tư xây dựng công trình ở Việt Nam: Tổng mức đầu tư xây dựng ở giai đoạn lập dự án tương ứng với thiết kế cơ sở; Tổng dự toán, dự toán ở giai đoạn thực hiện dự án tương ứng với thiết kế kỹ thuật đối với công trình thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế hai bước và một bước, người ta có thể sử dụng chỉ số giá xây dựng để điều chỉnh, thiết lập hoặc xác định chi phí của dự án.
    Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Tổng mức đầu tư được tính toán ở thời điểm lập dự án,
    tuy nhiên chi phí lại thực hiện ở nhiều năm tiếp theo. Do đó, việc tính đúng, tính đủ chi phí cho dự án để tránh phải điều chỉnh Tổng mức đầu tư quá nhiều như những năm trước đây là một trong những nội dung đổi mới của Nghị định 99/CP nay là Nghị định 112/CP của Chính phủ. Theo đó, chỉ số giá là cơ sở để xác định yếu tố dự phòng thay vì tính theo tỷ lệ phần trăm như các quy định trước đây. Phương pháp tính toán đã được Bộ Xây dựng ban hành tại Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010.
    Ở giai đoạn thực hiện đầu tư: Cũng giống như lập Tổng mức đầu tư, dự phòng
    phí cho dự toán xây dựng công trình được tính cho hai yếu tố: Dự phòng cho yếu tố
    thay đổi khối lượng và dự phòng cho yếu tố trượt giá. Phương pháp tính cũng giống như
    phương pháp xác định chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá trong dự phòng của Tổng mức đầu tư.
    Trong quá trình thực hiện đầu tư, chỉ số giá xây dựng còn được dùng để tính toán bổ
    sung chi phí cho dự toán hoặc giá gói thầu và giá thanh toán theo quy định trong hợp đồng. Đây là những nội dung mới so với các quy định trước đây. Tùy theo tính chất đặc thù và các nội dung quy định trong hợp đồng người ta có thể sử dụng chỉ số giá theo yếu tố để điều chỉnh chi phí vật liệu, nhân công hoặc máy thi công trong dự toán gói thầu, giá gói thầu trong hợp đồng xây dựng. Có thể nói rằng, chỉ số giá xây dựng công trình có vai trò vô cùng lớn lao trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí trong hoạt động xây dựng khi chuyển sang cơ chế quản lý theo thị trường. Nó không chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế mà còn hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng ở Việt Nam. Công tác đổi mới chi phí mới chỉ là bước đầu, chúng ta vẫn còn phải tiếp tục hoàn thiện và đổi mới.
    III/ Chỉ số giá xây dựng theo lộ trình xã hội hoá trong cơ chế quản lý chi phí đầu tư
    xây dựng công trình
    1. Theo quy định hiện hành Nhà nước (Bộ Xây dựng) công bố chỉ số giá xây dựng và
    phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng,trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế bao cấp
    sang cơ chế thị trường và một khi vốn nhà nước cho đầu tư xây dựng đang chiếm tỷ trọng 40 - 50% thì việc Nhà nước công bố chỉ số giá để quản lý là cần thiết. Tuy nhiên cũng cần thiết phải xây dựng lộ trình để thị trường hóa việc biên soạn công bố chỉ số để thị trường xây dựng có nhiều sự lựa chọn hơn.
    2. Trong khi Nhà nước (Bộ Xây dựng) chưa thể phủ hết được các vùng tính thì cần
    “Mềm” hóa hơn việc thiết lập (xây dựng) và công bố như giao cho các địa phương công bố trên cơ sở phương pháp của Bộ Xây dựng quy định. Hiện nay, rất nhiều địa phương đang lúng túng do chưa có đủ cơ sở để tính dự phòng theo yếu tố giá khi lập Tổng mức đầu tư: Nếu tự xây dựng và công bố thì không đúng thẩm quyền mà để tính toán Tổng mức đầu tư theo quy định thì không có chỉ số giá của Bộ Xây dựng cho địa phương. Mặt khác, hiện nay rất nhiều dự án đang thực
    hiện tự xây dựng chỉ số giá cho công trình do mình làm chủ dự án theo phương pháp của Bộ Xây dựng với các số liệu cụ thể của công trình. Những chỉ số giá này là rất sát với công trình cụ thể. Đây là cách vận dụng cơ chế, thế nhưng nếu soi về pháp luật thì không đúng. Như vậy cả hai trường hợp trên cần có sự hướng dẫn thêm của Bộ Xây dựng.
    3. Hiện nay chúng ta đang có ý tưởng là Bộ Xây dựng sẽ công bố cho tất cả 63 tỉnh,
    thành phố trực thuộc Trung ương. Đây cũng là cách làm trong khi các địa phương, các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn hiện đang chưa quen làm. Tuy nhiên, cách làm này tồn tại nhược điểm là chúng ta đang làm thay địa phương, làm thay doanh nghiệp. Trong thời gian tới cũng cần nghiên cứu theo phương án Nhà nước nên công bố một hoặc một số chỉ số giá chung như kiểu chỉ số CPI của nhà nước hiện nay. Trong xây dựng có thể dùng chỉ số chung CoPI (Construction Price Index) để đánh giá động thái biến động giá chung về xây dựng của đất nước.
    4. Trong thực tế, rất nhiều khu vực (bao gồm một số tỉnh) có mặt bằng chi phí xây
    dựng giống nhau. Ví dụ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Long An,... Khu vực này có mặt bằng giá vật liệu tương đối đồng đều, giá nhân công được tính theo quy định, chi phí máy cũng gần giống nhau và các mặt về kỹ thuật xây dựng, địa chất, khí hậu,... có thể được xem như là tương tự. Đã có một thời Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh nêu trên đã có ý tưởng xây dựng một bộ đơn giá khu vực; Và tương tự nhiều vùng khác như vùng Tây Nguyên, vùng Tây Bắc hay khu vực Hà Nội,...
    Vì vậy, cần có một chương trình nghiên cứu, khảo sát để có thể xem nên công bố chỉ số giá theo bao nhiêu vùng (bao gồm một số tỉnh) mà không cần theo từng tỉnh như hiện nay Bộ đang triển khai. Làm được như vậy sẽ đỡ tốn kém hơn và vẫn đáp ứng được thực tiễn xã hội.
    5. Theo cơ chế thị trường, hiện nay Bộ Xây dựng đang giữ vai trò công bố theo quy định của Luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12). Cơ chế này hiện đã làm hạn chế tính thị trường theo đúng nghĩa của nó. Cũng cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để việc công bố này phải được xã hội hoá như rất nhiều nước hiện nay đang làm như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông … Ý tưởng xã hội hoá việc xây dựng và công bố chỉ số giá đã được nghiên cứu trong đề án đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng và đã được Thủ tường Chính phủ thông qua. Tiếc rằng sau đó lại bị hạn chế trong Luật số 38/2009/QH12./.

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 522 (Thành viên: 0, Khách: 507, Robots: 15)